Bản đồ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam là một phần không thể thiếu trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc từ xa xưa nay. Vì vậy, việc nắm được thông tin mới nhất về Bản đồ Việt Nam là hết sức quan trọng.
Bài viết này NEWHOME LAND sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất về Bản đồ Việt Nam để làm tư liệu khi cần thiết, bao gồm:
- Hình ảnh thực tế của bản đồ Việt Nam
- Bản đồ địa lý Việt Nam phóng to
- Bản đồ Việt Nam mới nhất, Bản đồ Việt Nam chi tiết,
- Bản đồ Việt Nam hiện nay
- Bản đồ Việt Nam mới nhất năm 2021
- Bản đồ hành chính 64 tỉnh thành Việt Nam.
Hy vọng rằng thông tin của nội dung này của đội ngũ chúng tôi sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của quý độc giả.
KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ VÀ Ý NGHĨA THÔNG TIN BẢN ĐỒ
Bản đồ là một hình vẽ thu nhỏ Trái Đất chúng ta, giúp cho việc nghiên cứu & học tập một cách dễ dàng. Nó giúp xác định vị trí và phân bố các đối tượng vị trí trên thế giới một cách thu nhỏ, dễ quan sát trên tờ bản đồ. Qua bản đồ, người đọc có thể biết được hình dạng và quy mô của các quốc gia trên thế giới.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội chóng mặt như hiện nay, bản đồ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, là một công cụ hỗ trợ cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên, quản lý đất đai rất hiệu quả…
Do đó, để hiểu rõ và đầy đủ các thông tin trên bản đồ Việt Nam & các tỉnh thành của đất nước, người đọc cần phải có kỹ năng đọc bản đồ. Những thông tin này có nhiều tiềm năng khai thác và là nguồn đáng tin cậy nhất mà không có tài liệu nào có thể chuẩn hơn và đáng tin cậy hơn.
Trên bản đồ Việt Nam, chúng ta có thể thấy vị trí tiếp giáp của Việt Nam với các nước lân cận, cụ thể là: phía Đông và Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia và phía Bắc giáp Trung Quốc.
CHỨC NĂNG BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Bản đồ Việt Nam là một trong những tư liệu quan trọng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho sự phát triển kinh tế, bao gồm:
- Cung cấp cho khách hàng mô hình tổng quan về lãnh thổ Việt Nam, bao gồm thông tin về địa hình, dân cư, thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết được cập nhật mới nhất.
- Giúp cho các ứng dụng bản đồ trực tuyến trên điện thoại nhanh chóng & tiện lợi giúp bạn dễ dàng tìm kiếm địa điểm mong muốn như: các trạm xăng, nhà hàng, quán cà phê, ngân hàng và trung tâm mua sắm.
- Bản đồ Việt Nam còn được sử dụng làm tài liệu cho giáo viên giảng dạy và học tập cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là trong môn Địa lý.
- Nó cũng giúp chúng ta hiểu biết về môi trường, đặc trưng về khí hậu, địa lý tại các tỉnh thành, từ đó giúp nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh và các kiến thức xã hội.
Bản đồ Việt Nam 2021 là một nguồn tài liệu khá chuẩn xác, rất đáng tin cậy mà khách hàng có thể tìm kiếm & sử dụng. Với sự phát triển mạnh mẻ về công nghệ bản đồ được in ấn khá phổ biến & phát hành trên mọi miền đất nước. Hơn nữa bạn có thể tìm kiếm bản đổ nhanh chóng trên phương tiện online.
Các thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của bản đồ Việt Nam và cũng làm bạn hiểu thêm về các ứng dụng và lợi ích mà nó mang lại.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH MIỀN BẮC
Miền Bắc chia thành 3 vùng kinh tế phát triển rất mạnh mẽ & thu hút nhiều nhà đầu tư, bao gồm:
- Vùng đồng bằng sông Hồng: có sự hiện diện của thủ đô Hà Nội & các tỉnh thành trong khu vực như: tỉnh Hải Dương, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Nam, tỉnh Thái Bình và tỉnh Bắc Ninh.
- Vùng Tây Bắc Bộ gồm các tỉnh: tỉnh Lai Châu, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Sơn La, tỉnh Yên Bái, tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên.
- Vùng Đông Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Hà Giang, tỉnh Bắc Cạn, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH MIỀN TRUNG
Khu vực miền Trung của Việt Nam chủ yếu có địa hình đồi núi nhiều và khí hậu khắc nghiệt nhất, thường xuyên có thiên tai hàng năm, vì vậy mà mật độ dân cư thấp nhất cả nước. Khu vực miền trung được chia thành 3 vùng kinh tế:
- Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh thành như sau: tỉnh Bình Thuận, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Bình Định.
- Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh thành: tỉnh Nghệ An, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Hà Tĩnh.
- Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.
Trong khu vực miền trung, thành phố Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế, đối ngoại, du lịch và văn hóa của khu vực miền Trung, đây là thành phố trực thuộc trung ương.
Nha Trang – Khánh Hòa tiếp theo là thành phố được biết đến cùng với thành phố Đà Nẵng với những bãi biển đẹp, trong xanh & ánh nắng vàng, những địa danh nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong & ngoài nước đến tham quan hàng năm.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH MIỀN NAM
Khu vực Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của bản đồ Việt Nam, được chia thành hai khu vực kinh tế trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố như: TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh. Với dân số đông đúc và địa hình bằng phẳng thuận lợi, khu vực này phát triển kinh tế đa dạng và phong phú trong nhiều ngành nghề. Đông Nam Bộ cũng là trung tâm kinh tế dẫn đầu của cả nước.
- Khu vực Tây Nam Bộ gồm các tỉnh và thành phố như: tỉnh Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh An Giang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Cà Mau, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Kiên Giang. Với địa hình đồng bằng phù sa màu mỡ, khu vực này có lợi thế về kinh tế nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa, lương thực, ăn quả và nuôi trồng động vật.
Đây là một trong những vùng đất đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn trong lĩnh vực kinh tế, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp.
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NƯỚC VIỆT NAM
- Opal Skyline bàn giao sổ hồng - 17/08/2024
- Chủ đầu tư A&T Group - 12/08/2024
- Mặt bằng A&T Sky Garden chi tiết - 10/08/2024